7 thói quen sai lầm bạn cần loại bỏ ngay lập tức

Ngày đăng Th9 21 2018 - 10:29chiều

Dưới đây là 7 thói quen sai lầm tạp chí dan ong hien dai mà bạn cần bỏ ngay để có cuộc sống tươi đẹp.

7 thói quen sai lầm bạn cần loại bỏ ngay lập tức

7 thói quen sai lầm bạn cần loại bỏ ngay lập tức

Ăn fit food nhưng lại không tập thể dục

Bạn không tập thể dục nhưng đã hoàn thành chế độ ăn dinh dưỡng của mình. Nhưng hai việc đó không hề giống nhau, đúng không? Theo nghiên cứu từ Tạp chí Nghiên cứu Tiếp thị Hoa Kỳ thì chính những thực phẩm dinh dưỡng đó, hay còn gọi là fit food khiến người dùng ỷ y rằng không tập thể dục cũng không sao. Trong nghiên cứu đó, người tham gia được đưa ăn phần ăn được gắn nhãn “Fitness” rồi đánh giá món ăn theo các thang điểm. Sau đó họ được chọn có thể tập thể dục với mật độ tùy thích với chiếc xe đạp văn phòng. Kết quả là tất cả những ai ăn gói đồ “fitness”, họ dùng ít năng lượng để luyện tập hơn. Ăn fit food là một thói quen tốt, nhưng ỷ lại và không tập thể dục thì lại là vấn đề khác.

Tiếp nước nhiều trong lúc tập thể dục

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những vận động viên điền kinh, marathon,… Uống quá nhiều nước khi tập không phải là một thói quen tốt.

Đúng vậy, bạn cần nước trong lúc luyện tập, nhiều là đằng khác. Nhưng bên cạnh đó cũng có tình trạng thừa nước. Một lời khuyên mới cho bạn từ Tạp chí Lâm sàn về Y học Thể Thao rằng cả nam và nữ khi tập luyện chỉ nên uống khi khát nước. Những sản phẩm tiếp năng lượng trong các môn thể thao được quảng cáo có thể khiến giảm lượng natri máu trong cơ thể, làm gián đoạn quá trình luyện tập của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những vận động viên điền kinh, marathon,… Uống quá nhiều nước khi tập không phải là một thói quen tốt.

Dùng nước tăng lực quá đà

Bạn nghĩ uống nước tăng lực khi tập là thói quen tốt giúp bạn duy trì phong độ? Nếu bạn nạp vào người một chai nước tăng lực chứa điện giải mỗi lần tập luyện thì bạn dang ép vào cơ thể mình một lượng calories và đường không cần thiết (khoản 34 grams). Bạn không cần một chai nước điện giải để duy trì sức chạy hoặc tập gym trong 20 phút. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Obesity, trên thực tế, những người tiêu thụ đồ uống tăng lực hàng ngày sẽ tăng trọng lượng trong khoảng thời gian 3 năm.

Dùng túi có thể tái chế

Theo một nghiên cứu mới của Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ thì người dùng túi có thể tái chế khi mua đồ thường sẽ có xu hướng chọn các sản phẩm hữu cơ, thức ăn bổ dưỡng và lành mạnh. Dùng túi tái chết là điều tốt, nhưng đó chỉ mới là tiền đề. Thật ra, chính những người tiêu dùng đó cũng có xu hướng mua đồ ăn vặt (junk foods) rất cao. Các nhà nghiên cứu thu thập được số liệu từ các chủ thẻ tín dụng tại các chuỗi cửa hiệu thực phẩm ở bang California trong suốt 2 năm và so sánh với người tiêu dùng sử dụng túi nilon hoặc túi giấy. Kết quả cho thấy, vì người tiêu dùng mang tâm lý rằng họ đã làm điều tốt khi dùng túi tái chế được để bảo vệ môi trường nên họ muốn “thưởng” cho bản thân bằng việc mua “junk food” – những thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối và đường.

Tin tưởng vào bao bì thức ăn

Theo các nghiên cứu từ Đại học Houston, những thực phẩm được gắn mác là có lợi cho sức khoẻ có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khiến họ mù quáng tin đó là sản phẩm thực sự lành tính như họ nghĩ. Trong nghiên cứu này, 318 người dùng được đưa ra khảo sát online để chọn những sản phẩm mà họ cho là tốt. Những hình ảnh sẽ ngẫu nhiên xuất hiện như: thức ăn được gắn mác “hữu cơ”, hoặc một hình được photoshop bắt mắt một cách quá đà nhưng không liên quan tới nguyên liệu của sản phẩm. Những sản phẩm này bao gồm: giấm táo (“hữu cơ”), lasagna (“ngũ cốc toàn phần”), Chocolate Cherrios (“giúp tim khỏe mạnh”), 7 UP Cherry (“chống oxi hóa”), và bơ đậu phụng (“hoàn toàn tự nhiên”). Giữa hai hình ảnh như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra người tiêu dùng cho điểm cao với những sản phẩm gắn mác tốt cho sức khỏe và không chọn những sản phẩm mà hình ảnh không có những cụm từ/hình ảnh liên quan đến dinh dưỡng. Bên cạnh đó, họ sẽ tin tưởng tuyệt đối vào lời quảng cáo trên bao bì mà không kiểm tra liệu những thành phần trong thức ăn có đem lại đúng chức năng như lời quảng cáo.

Bạn đang làm dụng chất thay thế đường

Có thể bạn đang có sự lựa chọn thông mình, nghĩ mình có thói quen tốt khi tìm tới các chất ngọt thay thế đường nhưng thật ra những món đấy ngọt hơn 100 tới 300 lần đường bình thường. Một nghiên cứu vào năm 2008 tại Đại học Purdue và Viện Y tế Quốc gia cho thấy đường hóa học gây tăng cân. Chuột thí nghiệm hấp thụ chất tạo ngọt thay thế và cuối cùng mất liên kết giữa não và cơ thể, điều này dẫn đến việc hạn chế cơ thể đốt thêm calo. Điều quan trọng là tất cả chuột thí nghiệm đều trong tình trạng tiêu hóa kém đi và tăng cân sau một thời gian. Một nghiên cứu từ đại học Duke vào năm 2008 cũng cho ra kết quả tương tự.

Bạn hay ăn tối ở ngoài

Việc nấu ăn đều đặn sáng trưa chiều tối đầy đủ không hẳn là một nhiệm vụ dễ dàng, đôi khi nó khiến bạn chán ngấy. Thế là xu hướng đi ăn ngoài tăng lên, bạn sẽ ra các cửa hàng cùng bạn bè và có những bữa tối thịnh soạn như một thói quen tốt. Nghiên cứu từ đại học Illinois ở Urbana Champaign cho thấy thức ăn mà các nhà hàng phục vụ bạn có xu hướng nhiều cholesterol và chất béo chuyển hóa hơn là bạn tự nấu tại nhà. Khách hàng dùng fastfood trung bình nạp 1 ngày hơn 3.5 gram chất béo chuyển hóa, trong khi những người đi nhà hàng ăn nạp trung bình 2.5 gram. Nghe có vẻ không bao nhiêu nhưng đã vượt quá mức an toàn mà FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) quy định. Hơn nữa, người hay đi ăn ngoài tiệm sẽ nạp trung bình 200 calories và 58 mg cholesterol trong 1 ngày nhiều hơn với việc nấu ăn tại nhà.

XEM THÊM: http://thethao360.com.vn