Đừng kỳ vọng ở những ‘bom tấn’ ngày cuối chuyển nhượng

Ngày đăng Th7 10 2015 - 5:29chiều

Sai lầm lớn nhất đối với các đội bóng lớn ở mỗi mùa Hè là vội vã kích nổ các thương vụ “bom tấn” trong ngày khóa sổ kỳ chuyển nhượng.

Robinho, Balotelli hay Falcao là những Robinho, Balotelli hay Falcao là những “bom xịt” ở ngày khóa sổ chuyển nhượng

Từ thất bại với Falcao…
Hè năm ngoái, chính xác là vào ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng Hè 2014, Radamel Falcao tới M.U với vô vàn kỳ vọng, theo một bản hợp đồng siêu khủng dù chỉ là mượn từ Monaco. Đội bóng Anh đã phải chi ra 6 triệu bảng chi phí mượn, chưa kể đáp ứng mức lương tuần lên tới 265.000 bảng của tiền đạo người Colombia.
“Falcao bị ám ảnh bởi những bàn thắng, và anh là một sự đảm bảo cho hàng công của M.U, đảm bảo cho chất lượng của Premier League”, đó là dự đoán đầy hưng phấn của một nhà báo tên tuổi xứ sương mù, chẳng cần biết rằng “Mãnh hổ” khi ấy chỉ vừa bình phục sau một chấn thương khủng khiếp.
Có thể bạn quan tâm lich thi dau bong da hom nay
Giới chuyên môn thi nhau so sánh hàng công ba người của M.U (Falcao-Wayne Rooney-Robin van Persie) với các bộ ba ở Barcelona hay Real Madrid, trong khi các kênh truyền thông thì “lôi” những thống kê từ tận thời tiền đạo người Colombia còn khoác áo Atletico Madrid ra để minh chứng rằng “Quỷ đỏ” đã có được một tân binh siêu hạng đến thế nào.

Radamel Falcao
Lãng phí với Welbeck…
Ở chiều ngược lại với Falcao, M.U tiễn chân một tiền đạo do chính họ đào tạo ra nhưng mãi không chịu lớn là Danny Welbeck. Arsenal dang tay đón nhận, đồng thời tin tưởng rằng với vai trò “số 9” cũng như cơ hội ra sân hàng tuần ở Emirates, chân sút 24 tuổi sẽ phát tiết trọn vẹn tiềm năng của mình.
“Welbeck sẽ có cơ hội chứng tỏ cho M.U thấy rằng họ đã sai lầm, và đây cũng có thể là một sự trả thù của Arsenal cho thương vụ bán Robin van Persie cách đây 2 năm”, giới chuyên môn Anh nhận định. “Welbeck thường lãng phí cơ hội, nhưng cậu ấy nhanh nhẹn, cậu ấy có thể dẫn bóng, và rõ ràng rằng tỉ lệ thuận với số lần được ra sân, kỹ năng cũng như sự tự tin của cậu ấy sẽ được cải thiện”.
Giống như thế là trường hợp của Mario Balotelli ở Liverpool, đến Anfield thay thế cho “linh hồn” Luis Suarez. “Balotelli cần phải chứng tỏ rằng anh cũng lợi hại như Suarez”, một tờ báo uy tín của xứ sương mù giật tít. Ngay buổi chiều cùng ngày “Super Mario” đặt chân đến Anh, Liverpool thu về 50.000 bảng từ tiền bán áo đấu mang tên cầu thủ này.

Mario Balotelli
… Cho tới Oezil và Robinho
Kết quả của 3 thương vụ trên đây đáng thất vọng như thế nào thì đã rõ.Falcao vô duyên trầm trọng và phải khăn gói ra đi chỉ sau 1 mùa bóng ở Old Trafford, với vỏn vẹn 4 bàn thắng. Welbeck dù thừa nhiệt tình nhưng tài năng có hạn, nhanh chóng mất vị trí và khiến các Gooner hoàn toàn quên lãng ở giai đoạn cuối mùa. Balotelli vừa thiếu ổn định lại chẳng hợp lối chơi của Liverpool, chứng tỏ rằng anh không hề đáng tin cậy.
Tất nhiên, không thể chỉ vì vài sai lầm như thế mà “tẩy chay” các thương vụ lớn. Nhưng thực tế là có một mối liên quan mật thiết giữa sự kỳ vọng khổng lồ và thất bại của các thương vụ “bom tấn” đề cập ở trên. Điểm mấu chốt là: Toàn bộ các thương vụ chuyển nhượng lớn về cơ bản đang ngày một trở nên đáng thất vọng.
Hồi tháng 2, Premier League công bố hợp đồng bán bản quyền truyền hình trong 3 năm tới trị giá 5,2 tỉ bảng, thậm chí có thể lên đến 8,5 tỉ bảng nếu thuận lợi. Một tháng sau, tạp chí Forbes đưa ra danh sách 1.826 tỉ phú trên khắp hành tinh, trong đó có một nửa số ông chủ của các CLB ở giải đấu hàng đầu xứ sương mù.

Robinho
Càng đổ nhiều tiền vào bóng đá đỉnh cao, các CLB càng đòi hỏi nhiều hơn ở các cầu thủ. Nó vô hình trung tạo ra một sức ép cực lớn đè nặng lên tâm lý các tân binh, khiến họ khó thể hiện được đúng với khả năng.
Giống như các CLB, CĐV cũng chờ đợi rất nhiều từ những phi vụ “bom tấn”. Đôi khi, họ chờ đợi một cá nhân làm được những điều thần kỳ, chỉ vì giá chuyển nhượng của cá nhân ấy “lỡ” cao chót vót, điển hình là Mesut Oezil ở Arsenal. Trước đó, Robinho cũng chỉ tồn tại được ở Man City trong vòng 16 tháng, dù gia nhập rình rang với giá lên tới 32 triệu bảng. Anh chỉ ghi 14 bàn thắng và giúp The Citizens cán đích thứ… 10 (mùa 2008/09).
Hợp đồng với Oezil là thành công hay thất bại? Dù chơi hay ở mùa vừa qua, nhưng năm đầu tiên của Oezil ở Anh chưa thực sự thuyết phục. Robinho là thương vụ đáng quên hay là khởi đầu cho chính sách mua “sao” của Man City, mở ra một trang mới trong lịch sử đội bóng này? Chẳng có gì là rõ ràng, và sẽ còn nhiều thương vụ như thế. Balotelli hay Falcao thì hiển nhiên là những sai lầm, nhưng sai lầm ấy đang ngày một phổ biến hơn. Không có một công thức nào giúp an toàn tuyệt đối trong mọi phi vụ chuyển nhượng, nhất là những phi vụ đắt giá ở ngày cuối cùng.
Nguồn kq bong da