Nghề HLV ở Premier League: Lương cao, nhưng nguy hiểm

Ngày đăng Th10 13 2015 - 4:39chiều

Làm HLV ở Premier League đang là nghề hái ra tiền. Juergen Klopp sau một thời gian thất nghiệp nhưng sang Premier League đã ngay lập tức trở thành HLV hưởng lương cao thứ… 5 thế giới. Tuy nhiên, lương càng cao đồng nghĩa với sức ép càng lớn. Thống kê cho thấy, “tuổi thọ trung bình” của các HLV ở xứ sương mù ngày một giảm…thethao

Với mức lương 7 triệu bảng/năm, HLV Klopp đang chịu áp lực cực lớn tại LiverpoolVới mức lương 7 triệu bảng/năm, HLV Klopp đang chịu áp lực cực lớn tại Liverpool

LƯƠNG CAO NGẤT NGƯỞNG…

Juergen Klopp chia tay Dortmund hồi cuối mùa giải năm ngoái. Đến tận bây giờ, ông mới trở thành HLV trưởng của Liverpool. Nhưng thất nghiệp như Klopp thì ai cũng muốn. Bởi sau 5 tháng ngồi chơi xơi nước, ông tới Anfield và nhận lương 7 triệu bảng/mùa, cao hơn 1,7 triệu bảng so với thời ông còn ở Dortmund. Và với mức lương mới ở Anfield, Klopp cũng trở thành HLV có lương cao thứ 5 thế giới.
Có thể bạn quan tâm tin tuc an ninh
Klopp là trường hợp điển hình cho việc cứ sang Premier League làm việc là nhận lương cao ngất ngưởng. Bằng chứng là trong Top 5 HLV lương cao nhất thế giới thời điểm này, có 4 người đang làm việc ở Premier League là Jose Mourinho, Arsene Wenger, Van Gaal và Klopp. Chỉ có HLV duy nhất không làm việc ở xứ sương mù nhưng chen chân được vào Top 5 lương cao nhất là Pep Guardiola (11,2 triệu bảng, Bayern Munich).
So sánh thêm một chút nữa để thấy lương HLV tại Premier League cao ngất ngưởng như thế nào so với mặt bằng lương HLV ở các giải đấu khác. Max Allegri, người vừa giúp Juventus vô địch Serie A và giành ngôi á quân Champions League mùa trước, cũng chỉ đang nhận lương gần 3 triệu bảng/mùa. Tuy nhiên, lương HLV vô địch Serie A như Allegri cũng chưa bằng lương HLV của các đội bóng tầm trung Premier League như Roberto Martinez (3 triệu bảng/mùa, Everton), Slaven Bilic (3, West Ham).
Có thể bạn quan tâm bong da so

Việc các đội bóng Premier League trả lương HLV cao là điều dễ hiểu. Bởi tiềm lực tài chính của họ vượt trội các CLB ở giải đấu khác. Ví dụ như mùa 2013/14, quỹ lương của M.U tăng lên hơn 200 triệu bảng. Với sức mạnh tài chính khủng khiếp như thế, họ sẵn sàng trả lương cao để thu hút hoặc giữ chân các HLV giỏi.
… NHƯNG “NGUY HIỂM” NHẤT THẾ GIỚI
Lương cao, thu nhập khủng. Nó đồng nghĩa với việc các HLV Premier League chịu sức ép thành công cực lớn. Các ông chủ giàu có ở xứ sương mù sẵn sàng trả lương cao cho HLV giúp đội bóng thành công. Nhưng họ cũng có thể sa thải ngay lập tức những vị thuyền trưởng không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Cũng bởi thế mà số năm tại vị trung bình của các HLV ở Premier League ngày một giảm. Thậm chí, có thể nói nghề HLV ở Premier League là nghề nguy hiểm bậc nhất thế giới.
Trong ngày khai mạc mùa giải 1992/93, mùa đầu tiên trong lịch sử Premier Leauge, số năm tại vị trung bình của 22 HLV là 3,24 năm/người. Trong đó, có tới 5 HLV dẫn dắt một đội bóng ít nhất 5 năm là George Graham (Arsenal), Sir Alex Ferguson (Manchester United), Steve Coppell (Crystal Palace), Joe Royle (Oldham) và Brian Clough (Nottingham Forest). Hơn 20 năm sau, trong mùa bóng hiện tại, chỉ còn 1 HLV dẫn dắt một đội bóng ở Premier League nhiều hơn 5 năm là Arsene Wenger, người vừa kỷ niệm năm thứ 19 làm HLV Arsenal cách đây 2 tuần. Tính đến tháng 10/2015, số năm tại vị trung bình của các HLV ở Premier League 2015/16 giảm xuống còn 2,28 năm/người, tức giảm gần 1 năm so với mùa 1992/93. Thậm chí, nếu không tính trường hợp đặc biệt là Wenger thì con số này giảm xuống chỉ còn 1,29 năm.

Thêm một bằng chứng cho thấy nghề HLV ở Premier League ngày một nguy hiểm. Đó là khi các HLV bị sa thải ở mùa 1992/93, số năm tại vị trung bình là 2,6 năm. Còn mùa bóng trước, con số tương tự là 1,91 năm và ở mùa giải 2013/14, với 12 HLV mất việc, con số này thậm chí giảm xuống chỉ có 1,22 năm.  2013/14 cũng là mùa giải “máy trảm” hoạt động khủng khiếp nhất lịch sử Premier League khi có tới 12 người mất việc. “Tuổi thọ trung bình” của HLV Premier League mùa đó chỉ là 1,22 năm. Rất nhiều HLV tên tuổi đã bị sa thải trong mùa bóng sóng gió đó như Paolo Di Canio (Sunderland), Martin Jol (Fulham), Andre Villas-Boas (Tottenham) và David Moyes (M.U).
Một điều đáng sợ nữa với các HLV làm việc ở Premier League là một khi bị sa thải, họ sẽ đối mặt với nguy cơ cực lớn không thể trở lại đỉnh cao. Villas Boas thời đến Chelsea từng được coi là “Người đặc biệt thứ 2” trong làng HLV. Nhưng sau khi bị The Blues sa thải mùa 2011/12, sự nghiệp của chiến lược gia người Bồ Đào Nha này cứ lụi bại dần. Ông tiếp tục thất bại ở Tottenham và giờ thì đang phải dẫn dắt Zenit. Một minh chứng nữa là David Moyes. HLV người Scotland từng rất thành công khi dẫn dắt Everton. Nhưng sau khi bị M.U sa thải mùa 2013/14, Moyes giờ đang phải phiêu bạt sang Tây Ban Nha dẫn dắt đội bóng tầm trung là Real Sociedad. Tên tuổi Villas Boas và Moyes dường như đã bị chôn vùi sau khi thất bại ở các đội bóng lớn ở xứ sương mù.