Xem ngày tốt chuyển nhà tháng 12 năm 2018

Ngày đăng Th10 30 2018 - 5:08chiều

Có câu “Đi thưa, về trình”. Nhà thì có chủ, mà đất thì có Thổ công, sông thì có Hà bá, bếp núc thì có Táo quân. Người Việt xưa nay coi trọng lễ nghĩa, đi đâu, làm việc gì cũng đều chào hỏi lễ phép. Khi chuyển nhà, người chủ gia đình hay người đại diện cũng đều phải thưa hỏi thần linh, thổ địa của nơi ở mới. Vậy bạn muốn xem ngày tốt chuyển nhà tháng 12 năm 2018 thì ngày nào tốt? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau.

Xem ngày tốt chuyển nhà tháng 12 năm 2018

Theo xem sao hạn 2019 , tháng 12 năm 2018 sẽ có những ngày đẹp chuyển nhà sau:

 Thứ  Dương Lịch  Âm Lịch  Các Giờ Tốt  Tuổi Kỵ Ngày
 Chủ nhật  2/12/2018  26/10/2018  7h – 11h, 15h – 19, 21h – 23  Canh Tuất, Bính Tuất
 Thứ ba  4/12/2018  28/10/2018  5h – 7h, 11h – 13h, 15h – 19h  Nhâm Tý, Bính Tý, Giáp Thân, Giáp Dần
 Thứ ba  11/12/2018  5/11/2018  5h – 7h, 9h – 11h, 15h – 17h  Tân Mùi – Kỷ Mùi
 Thứ tư  12/12/2018  6/11/2018  7h – 11h, 13h – 15h, 19h – 21h  Canh Thân, Giáp Thân
 Thứ tư  26/12/2018  20/11/2018  7h – 11h, 15h – 19h, 21h – 23h  Bính Tuất, Giáp Tuất, Bính Dần
 Thứ năm  27/12/2018  21/11/2018  7h – 9h, 11h – 15h, 19h – 23h  Đinh Hợi, Ất Hợi
 Thứ bảy  29/12/2018  23/11/2018  5h – 7h, 9h – 11h, 15h – 17h  ỷ Sửu, Quý Sửu, Tân Mão, Tân Dậu

Xem ngày tốt chuyển nhà tháng 12 năm 2018

Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là chiếc bếp than (than củi) bếp than này để ở giữa lối đi qua cửa chính, chủ nhà tay bê bát hương thờ Thổ công bước qua lò, chân trái trước, chân phải sau, rồi lần lượt đến những thành viên khác trong gia đình vào nhà cũng làm như vậy. Điện trong nhà được bật sáng toàn bộ, các cửa kể cả cửa sổ được mở hết để đón khí lành vào nhà. Các đồ vật tiếp theo mang vào nhà là: Cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, muối, nước … lễ vật để cúng Thổ công  xin nhập trạch và xin phép Thổ công rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

-Sắm lễ: Mâm lễ dâng Thổ công, Gia tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương hoa, giấy tiền, quả (mùa nào quả ấy), bánh kẹo và mâm lễ mặm: Rượu, thịt, xôi, gà, gạo muối…

Lễ vật được để lên bàn thờ có hướng đẹp với gia chủ, tự tay gia chủ thắp hương và khấn lễ. Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần:

a. Văn khấn Thần linh.

b. Văn khấn cáo yết Gia tiên.

Tiếp ngay sau đấy gia chủ châm bếp đun nước .

Chú ý:

– Nước đun trên bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải để cho sôi 5 – 10 phút, lâu hơn càng tốt, mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thổ công và Gia Tiên. Nếu có khách có thể lấy nước đó để pha nước mời khách.

– Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.

– Sau khấn Thổ công xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia Tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc.

– Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Tổ Tiên và Thần Phật.

– Nếu nhà có người chửa, đang mang thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển như vậy mới không phạm tội “Thần thai”.

– Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ, còn lại không phải lo bàn gì nữa.

Xem thêm: Bài văn khấn mùng 2 tết năm Kỷ Hợi