Bật mí cách cúng giao thừa năm Mậu Tuất 2018 để cả năm may mắn

Ngày đăng Th11 3 2018 - 9:04sáng

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là Lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới. Theo phong tục dân gian lễ cúng giao thừa được cử hành trong nhà và ngoài trời, để chào đón năm mới nhiều may mắn, tài lộc và thành công.

Cách cúng đêm giao thừa?

Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Thận trọng tìm hiểu kĩ càng cách cúng giao thừa trong nhà và sắm lễ cúng giao thừa, văn khấn giao thừa thật đầy đủ là với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

Để hiểu hết được cách cúng giao thừa trong nhà, điều đầu tiên ta không thể bỏ qua đó là vấn đề thắp hương giao thừa mấy giờ. Lễ cúng giao thừa năm 2018 được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng chạp. Việc cúng giao thừa vào lúc mấy giờ này nhất định phải nhớ kĩ và làm theo thì mới mang đúng ý nghĩa của ngày giao thừa.

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: con gà, bánh chưng, mứt kẹo, hoa, quả, rượu, vàng mã (bao gồm 1 bộ mũ áo giày quan và tiền vàng). Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Ngoài ra, bên cạnh lễ cúng giao thừa quan trọng thì các lễ cung Ong Cong Ong Tao, cúng rằm tháng giêng, cúng 3 ngày tết cũng đặc biệt cần quan tâm.

Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:

Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò – chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Xem thêm: Bài văn khấn mùng 2 Tết năm Kỷ Hợi